Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

KHÔNG CÓ NGƯỜI THÔNG DỊCH CHUẨN SẼ MẤT KIẾN THỨC

Chào các bạn, tôi xin kể lại kinh nghiệm của mình qua những năm tháng làm trong lĩnh vực nữ trang, về những lợi ích của việc tìm đúng người thông dịch chuyển giao công nghệ nữ trang.
Trong một lần, công ty chúng tôi mua về một dàn máy sản xuất dây chuyền hình cầu, hình trụ các loại (còn gọi là dây bi) như hình đính kèm của Hàn quốc. Phòng kỹ thuật của tôi chịu trách nhiệm nhận chuyển giao công nghệ sản xuất loại dâynày từ nhà cung cấp rồi triển khai lại cho phòng sản xuất.
Vì việc chuyển giao công nghệ sản xuất lần này không dùng tiếng Anh như các dự án trước do chuyên gia Hàn quốc không biết tiếng Anh. Nên ngoài việc chuẩn bị các thứ để nhận chuyển giao công nghệ như thường lệ (như lắp đặt máy sẳn sàng, chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ làm việc, việc ăn, ở, xe đưa đón chuyên gia,….) tôi còn phải nhờ bạn bè tìm giúp thông dịch viên tiếng Hàn (vì nếu là tiếng Anh thì tôi sẽ làm việc trực tiếp với chuyên gia). Mọi việc sắp đặt cuối cùng cũng xong và chúng tôi bắt đầu ngày làm việc đầu tiên với chuyên gia và anh bạn thông dịch viên tiếng Hàn trẻ được bạn bè giới thiệu.
nghe kim hoan,nghề kim hoàn,máy cắt ,may cat,may keo chi,máy kéo chỉ
Tuy nhiên, ngày đầu tiên đó trôi qua thật bó buôc và nặng nề. Tôi thấy ông chuyên gia Hàn Quốc hay nhăn mặt. Đôi khi rất ít nói mà chỉ làm thao tác cho chúng tôi xem thôi. Anh bạn thông dịch viên đó cũng chỉ biết nói như máy dịch chứ không làm được hơn vai trò chuyển ngữ giữa bên hỏi và bên trả lời.
Tuy không nói chuyện được với chuyên gia Hàn quốc nhưng tôi cảm thấy có chuyện gì không ổn rồi. Đến cuối ngày ông chuyên gia kéo tôi ra một góc khuất và ra dấu chỉ tay như nói với tôi rằng :”hãy thay người thông dịch viên đó”.
Thế là tối đó tôi chạy vạy liên lạc ngay bạn bè tìm người thông dịch khác để thay thế và yêu cầu cả hai gặp nhau nói chuyện làm quen tìm hiểu về nhau trước khi chính thức làm việc vào ngày mai.
Quả thực, sau một lúc nói chuyện với bạn thông dịch mới ông chuyên gia mới nói rằng bạn trẻ thông dịch viên trước đó chỉ biết sơ sơ Tiếng Hàn, làm nhiệm vụ chuyển ngữ thì được, nhưng để làm chuyển giao công nghệ ngành nữ trang, mà không hiểu gì về máy móc, thiết bị, nên dịch như một cái máy.
Nhiều khi tôi thấy có vẻ anh ấy dịch lung tung hết. Tôi chỉ đường dây, mọi người lại chú ý đến bộ khuôn,….. Nếu công ty chọn người kém, hay chọn cho có người như vậy, sẽ bị thiệt thòi rất lớn và ông ta cũng thấy rất chán nản bực bội vì không biết làm sao. Còn anh này là người hiểu biết. Anh ấy hiểu tôi chia sẻ gì và sẽ chuyển lại trọn vẹn cho các bạn. Đôi khi những chi tiết mà các bạn có vẻ không hiểu, anh ấy biết hỏi thêm nữa. Tôi rất vui vì điều đó. Lịch làm việc của tôi chỉ còn 01 ngày ở Việt Nam. Nhưng tôi sẽ ở thêm 01 ngày để chia sẻ kỹ cho các vị. Tôi đã yên tâm giao máy và giao công nghệ, quy trình sản xuất cho các bạn theo hợp đồng.
Ngày hôm sau, ông chuyên gia người Hàn Quốc vui hẳn lên. Ông chia sẻ rất nhiều và rất kỹ các công đoạn của quy trình sản xuất dây chuyền bằng máy, cách vận hành máy, cách chỉnh khuôn mẫu. Các anh em chúng tôi cũng hào hứng hơn vì được đón nhận những kiến thức công nghệ kim hoàn mới mà chưa từng nghĩ tới.
Trở về với vấn đề của các bạn. Các doanh nghiệp sản xuất kim hoàn trong nước vẫn liên tục phải cập nhật kiến thức, kinh nghiệm của nước ngoài. Vậy các bạn đã làm gì để khai thác tối đa kiến thức và công nghệ kỹ thuật khi mua máy móc hay tiếp xúc với các chuyên gia?
Hàng năm, có nhiều cuộc triển lãm, nhiều hợp đồng mua bán, nhận hàng làm gia công từ nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam hãy tận dụng thời điểm ấy để tiếp xúc công nghệ, học hỏi mẫu mã và mô hình làm việc tiên tiến của người ngoài. Nhưng mỗi lần đầu tư hàng chục triệu, hàng tỷ đồng như thế, bạn đã chú ý nhờ đến chuyên gia thông dịch, làm cầu nối chuyển tải kiến thức, kinh nghiệm cho mình chưa?
nghe kim hoan,nghề kim hoàn,máy cắt ,may cat,may keo chi,máy kéo chỉ
Trong những năm qua, tôi hiểu được ý nghĩa của việc dịch chuyển giao kỹ thuật này. Nếu các bạn gặp khó khăn trong khâu nắm bắt kỹ thuật, công nghệ  khi mua máy móc, tham quan nước ngoài, đừng ngần ngại nhờ thông dịch viên chuyên ngành nhé.
nghe kim hoan,nghề kim hoàn,máy cắt ,may cat,may keo chi,máy kéo chỉ
Nguyễn Chí Cường
Nghề kim hoàn

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

TIÊU CHUẨN VÀ HỢP CHUẨN TAY NGHỀ BẬC THỢ NGÀNH KIM HOÀN



Ngành kim hoàn là một ngành kinh tế kỹ thuật tổng hợp. Xét về mặt kỹ thuật nó cũng là môi trường phát triển sáng tạo của các ngành tin học, cơ khí, hoá chất, điện tử, địa chất,….Xét về mặt lao động nó cũng gồm nhiều tầng lớp lao động trong đó như từ tiến sỹ đến công nhân của các ngành trên. Đặc biệt là riêng trong ngành kim hoàn có những tên gọi riêng cho người lao động trong đó như “Nghệ nhân”, “Bàn tay vàng”, “Thợ giỏi”,….

Tuy nhiên cho đến nay, các tên gọi riêng đó cũng chỉ mang tính tôn vinh công nhận sự cống hiến của những người lao động đó cho ngành chứ không phải là thước đo tay nghề bậc thợ có tính tiêu chuẩn, có giá trị toàn ngành tại Việt nam cũng như với thế giới. Chưa kể việc đặt ra những tên riêng đó, tiêu chuẩn xét công nhận, phong tặng  cũng mỗi nơi mỗi khác!? Nghệ nhân của Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Tp. Hồ chí Minh không có nghĩa là Nghệ nhân của Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Việt nam. Ngược lại, Tiêu chuẩn phong tặng Nghệ nhân Kim hoàn Quốc gia cũng không có nghĩa là cùng Tiêu chuẩn được các Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý ở các tỉnh thành công nhận….

Trong xu thế hội nhập với thế giới ngày càng sâu rộng, ở nước ta đã có sự quan tâm đến việc Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn hài hoà với thế giới nhằm thúc đẩy phát triển thương mại mọi mặt.  Do đó, Ngành kim hoàn nước ta cũng không thể chấp nhận kéo dài tình trạng như không ai công nhận tuổi vàng trong nữ trang của nhau, không ai công nhận tay nghề danh hiệu của nhau, các doanh nghiệp ngành kim hoàn không biết xếp bậc lương cho thợ kim hoàn của mình như thế nào? chưa có nơi kiểm định tuổi vàng độc lập được quốc tế công nhận…..

Có thể nói, trong những Tiêu chuẩn liên quan đến một ngành kinh tế như ngành kim hoàn thì những Tiêu chuẩn liên quan đến trình độ năng lực của lực lượng lao động chuyên ngành (gọi tắt là Tiêu chuẩn bậc thợ ngành kim hoàn) là quan trọng nhất. Vì nó sẽ là động lực có tác dụng thúc đẩy sự phát triển con người hữu hiệu cho ngành. Khi đó sẽ không còn sự thiệt thòi về quyền lợi bảo hiểm hoặc thu nhập cho người lao động ngành kim hoàn khi di chuyển từ công ty này sang công ty khác, sẽ giảm chi phí đào tạo cho người lao động và toàn ngành, ….và rất nhiều lợi ích khác từ tiêu chuẩn hoá. Đặc biệt nếu Tiêu chuẩn đó được Hợp chuẩn hài hoà với Tiêu chuẩn quốc tề hoặc khu vực.

Vậy để Tiêu chuẩn bậc thợ ngành kim hoàn thành hiện thực chúng ta phải bắt đầu cụ thể từ đâu? Ai làm? Ưu tiên việc gì? Bao giờ làm? Vai trò của nhà nước, của các Hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý Quốc gia và các tỉnh thành cũng như vai trò của Hội viên ra sao? Cam kết của từng thành viên nói trên là gì?
Website http://nghekimhoan.com/  xin mạn phép đặt ra vấn đề này như là khởi đầu cho diễn đàn trao đổi rộng rãi của dư luận trong và ngoài ngành. Xin mời các bạn tham gia tích cực diễn đàn và mời gọi nhiều người khác cùng tham gia tại fanpage FaceBook của chúng tôi theo link https://www.facebook.com/nghekimhoan

Chúng tôi cũng sẽ chủ động mời các nhân vật quan trọng trong và ngoài ngành cùng chia sẻ vấn đề này để rộng đường dư luận. Sự nhiệt tình hưởng ứng của các bạn sẽ là động lực cùng chúng tôi góp phần nhỏ bé cho ngành kim hoàn nước ta phát triển vững chắc.
Chào thân ái.


Ngày của cha

father's day,ngay cua cha, ngày của cha,nghe kim hoan,nghề kim hoàn
Với mỗi chúng ta,điều tuyệt vời nhất mà thượng đế đã ban tặng cho loài người đó chính là một gia đình có cả cha và mẹ.
Trong gia đình mẹ là một người phụ nữ sống tình cảm,luôn bên con để lắng nghe những chia sẽ tâm sự của con,gần gũi và chăm sóc con từ những chuyện nhỏ nhất trong cuộc sống.
Vì vậy,trong một năm mẹ sẽ có nhiều ngày để các con quan tâm,yêu thương mẹ bằng những hành động,hay những món quà đầy ý ngiã.
Còn với cha,một người đàn ông mạnh mẽ,trụ cột của gia đình,cha ít khi thể hiện tình cảm với con cái giống như mẹ,nhưng cha luôn sẵn sàng làm điểm tựa cho mẹ và con trong những lúc khó khăn,cha luôn dõi theo từng bước chân của con trên đường đời.
Công lao của cha to lớn là thế,vậy mà cha lại “thiệt thòi” hơn.Trong một năm,ngoài ngày sinh nhật,cha ít được các con thể hiện tình cảm,hay những món quà tinh thần giống như mẹ.
Có lẽ vì sự thiệt thòi ấy mà ngày của cha đã ra đời ở một số nước trên thế giới,đặc biệt là châu Á và Châu Mĩ.
Ở Việt Nam,ngày lễ của cha mới được du nhập vào nhừng năm gần đây và đã được các bạn trẻ quan tâm ngày càng nhiều.Đó là ngày chủ nhật,tuần thứ ba của tháng 6.
Năm nay ngày của cha rơi vào ngày 16-06.Ngày ấy cũng đang đến gần rồi các bạn ạ.Vì trong một năm,cha chỉ được nhận quà 2 lần,mà cha lại là phái mạnh,mình phải chọn làm sao để món quà đó ý ngĩa và phù hợp với sự mạnh mẽ của cha,việc chọn quà tặng không hề đơn giản chút nào cả.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn quà tặng cha,bạn hãy tìm đến chúng tôi,CÔNG TY Dịch Vụ Nghề kim hoàn THIỆN CHÍ sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn làm điều đó.Những sản phẩm kim hoàn đầy ý nghĩa,thể hiện sự yêu thương sẽ dành đến cho người cha thân yêu của bạn.
Chúc bạn và gia đình thật nhiều hạnh phúc trong ngày của cha.
Nghề kim hoàn

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Ngày của cha

father's day,ngay cua cha, ngày của cha,nghe kim hoan,nghề kim hoàn
Với mỗi chúng ta,điều tuyệt vời nhất mà thượng đế đã ban tặng cho loài người đó chính là một gia đình có cả cha và mẹ.Trong gia đình mẹ là một người phụ nữ sống tình cảm,luôn bên con để lắng nge những chia sẽ tâm sự của con,gần gũi và chăm sóc con từ những chuyện nhỏ nhất trong cuộc sống.Vì vậy,trong một năm mẹ sẽ có nhiều ngày để các con quan tâm,yêu thương mẹ bằng những hành động,hay những món quà đầy ý ngiã.
Còn với cha,một người đàn ông mạnh mẽ,trụ cột của gia đình,cha ít khi thể hiện tình cảm với con cái giống như mẹ,nhưng cha luôn sẵn sàng làm điểm tựa cho mẹ và con trong những lúc khó khăn,cha luôn dõi theo từng bước chân của con trên đường đời.Công lao của cha to lớn là thế,vậy mà cha lại “thiệt thòi” hơn.Trong một năm,ngoài ngày sinh nhật,cha ít được các con thể hiện tình cảm,hay những món quà tinh thần giống như mẹ  .Có lẽ vì sự thiệt thòi ấy mà ngày của cha đã ra đời ở một số nước trên thế giới,đặc biệt là châu Á và Châu Mĩ.
Ở Việt Nam,ngày lễ của cha mới được du nhập vào nhừng năm gần đây và đã được các bạn trẻ quan tâm ngày càng nhiều.Đó là ngày chủ nhật,tuần thứ ba của tháng 6.
Năm nay ngày của cha rơi vào ngày 17-06.Ngày ấy cũng đang đến gần rồi các bạn ạ.Vì trong một năm,cha chỉ được nhận quà 2 lần,mà cha lại là phái mạnh,mình phải chọn làm sao để món quà đó ý ngĩa và phù hợp với sự mạnh mẽ của cha,việc chọn quà tặng không hề đơn giản chút nào cả.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn quà tặng cha,bạn hãy tìm đến chúng tôi,CÔNG TY DV THIỆN CHÍ sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn làm điều đó.Những sản phẩm kim hoàn đầy ý ngĩa,thể hiện sự yêu thương sẽ dành đến cho người cha thân yêu của bạn.Chúc bạn và gia đình thật nhiều hạnh phúc trong ngày của cha.
Nghề kim hoàn

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

NHỮNG Ý TƯỞNG LƯU TRỮ VÀ BẢO QUẢN ĐỒ TRANG SỨC ĐƠN GIẢN


Khi bạn khéo léo sắp xếp , nơi lưu trữ đồ trang sức của bạn không chỉ gọn gàng đẹp mắt mà còn trở thành điểm nhấn ấn tượng trong nhà.Đồng thời việc này cũng giúp bạn tìm thấy chúng một cách nhanh nhất khi cần.

1.Chai thủy tinh tái chế

Nếu bạn có rất nhiều vòng đeo tay thì bạn hãy thử lấy một số chai thủy tinh tái chế và sử dụng chúng để lưu trữ những chiếc vòng. Sau đó, đặt chúng trong một cái thùng để treo trên tường hoặc giữ chúng trên đầu của tủ quần áo. Đó là một cách tốt để giữ cho vòng đeo tay của bạn luôn thẳng.


2. Ống hút
Những sợi dây chuyền thường rất dễ bị rối nếu chúng ta không sử dụng.Tuy nhiên, ống hút nhựa sẽ là giải pháp đơn giản và rẻ giúp bạn lưu giữ chúng. Bạn chỉ cần luồn 1 bên dây chuyền vào ống hút và treo chúng lên khung hay cây treo đồ trang sức. Bằng cách này , dây chuyền của bạn luôn thẳng và không bao giờ rối, chúng cũng rất hữu ích khi bạn mang theo đi du lịch.

3. Dùng cành cây khô
Chỉ cần tìm vài cành cây khô nhỏ xinh, cắm chúng trong lọ thủy tinh là bạn đã có thể thoải mái treo lên đó các loại vòng , khuyên tai vô cùng tiện lợi, gọn gàng mà lại rất nghệ thuật nữa. Cách lưu trữ độc đáo này thật “rẻ tiền”, không tốn nhiều công sức mà lại còn trở thành món đồ trang trí cho không gian sống của bạn thêm đẹp mắt.

4. Khay làm bánh
Tận dụng những chiếc khuôn làm bánh hay rau câu để lưu trữ những món trang sức nhỏ. Bạn có thể để mỗi 1 ô trên khuôn  bánh là 1 mục riêng của đồ trang sức. Khay có thể xếp chồng lên nhau để tiết kiệm không gian. Đây là cách lý tưởng để lưu trữ bông tai nhỏ hay những chiếc nhẫn.

5. Móc treo quần áo
Bạn có thể gắn bên dưới những chiếc móc treo quần áo bằng gỗ những cái móc nhỏ để treo bông tai hay dây chuyền 1 cách dễ dàng.

6. Khung hình cũ
Bạn có thể sơn, sửa lại chiếc khung gương hoặc khung ảnh cũ đã hỏng, căng vào giữa khung một tấm lưới hoặc vải thưa rồi tha hồ móc lên đó đủ thứ trang sức lỉnh kỉnh.Hãy nhìn xem, chiếc khung này trông “nghệ thuật” không kém gì một tác phẩm sắp đặt hiện đại. Khung hình trang sức này sẽ biến bức tường đơn điệu có những điểm nhấn nổi bật, sinh động.

7. Những cái bào đa năng  bằng tay
Bạn có thể xỏ từng cặp bông tai vào những cái lỗ trên cái bào đa năng. Chỉ cần bạn tỉ mỉ trang  trí cho chúng một chút bạn đã có cái bào lưu giữ trang sức rất lạ và cá tính.

8. Tách trà, cốc chén
Nhà bạn có những chiếc chén sứ, đĩa sứ “cọc cạch”, lẻ bộ nhưng đẹp mắt?Đừng vội vứt đi.Bạn có thể dùng keo cố định những chiếc chén này vào khay rồi dùng nó để đựng các loại nữ trang phù hợp.Bạn có thể bày biện bộ cốc chén chứa đầy trang sức để trang trí phòng ngủ.

9. Nút
Bạn rất dễ làm thất lạc những chiếc bông tai của mình, cách đơn giản để giữ chúng cùng nhau là dùng những chiếc nút áo. Chỉ cần xỏ từng cặp bông tai vào chiếc nút là bạn có thể lưu trữ từng đôi mà không sợ bị thất lạc 1 chiếc nào cả.

10. Ống len
Cách lưu trữ những chiếc cài áo hay trâm cài tóc một cách gọn gàng và tiện lợi là dùng những ống len to.


Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

NHỮNG QUÀ TẶNG HANDMADE LÀM TỪ ĐỒNG THAU


Quà tặng handmade được làm từ đồng thau là một trong những quà tặng có giá trị với mẫu mã đa đạng và chất lượng cao.

Tìm hiểu về Quà tặng handmade từ đồng thau

Quà tặng handmade là một trong những vật phẩm được ưa chuộng hiện nay. Các vật phẩm đúc đồng ra đời với mục đích giới thiệu văn hóa dân tộc. Dần dần, những vật giá trị, nhỏ nhắn được mang tặng nhau và trở thành quà tặng từ đó.

Quà tặng handmade  từ đồng mang những nét văn hóa đặc trưng rất riêng của người Việt Nam. Nó khơi lại giá trị  lịch sử văn hóa dân tộc qua những sản phẩm, kỉ vật như: trống đồng, mâm khay bằng đồng, tượng các nhân vật lịch sử. Vì vậy, quà tặng được làm từ đồng không thể thiếu trong các lễ hội văn hóa, tặng cho khách nước ngoài, Việt Kiều xa quê hay thậm chí xuất khẩu đi nước ngoài như là vật quảng bá văn hóa, tinh hoa của Việt Nam.

Mỗi sản phẩm tạo hình từ đồng như một tác phẩm nghệ thuật. Ngày nay, nhiều người Việt Nam có điều kiện và biết quý trọng sản vật cha ông  đã mua các sản phẩm quà tặng thủ công từ đồng tặng người thân, bạn bè thể hiện tình cảm thân thiết, quý mến . 


Một số quà tặng handmade làm từ đồng thau

Trống đồng

Với bề dày  lịch sự Việt Nam trải qua 4000 năm dựng nước và giữ nước. Trống đồng được  xem là  biểu tượng  nền văn hóa Việt Nam. Trống đồng cũng được coi là một tài sản quí báu thể hiện tinh thần dân dộc. Với những bộ trống đồng được nghiên cứu qua các lần khảo cổ phát hiện, trống đồng ghi dấu bởi nét tinh hoa, truyền thống.



Cũng nhờ đó, trống đồng là  quà tặng handmade có sức hút cao trên trị trường hiện nay. Trống đồng mang đến cho bạn sự ngạc nhiên thú vị về sự đa dạng của sản phẩm quà tặng. Hơn thế nữa, những sản phẩm quà tặng có giá trị văn hóa và sắc thái riêng biệt.

Mâm khay đồng

Đồ đồng là những sản phẩm mỹ nghệ làm bằng đồng nguyên chất. Với bàn tay  của các nghệ nhân, hiện nay trên thị trường mâm khay đồng được xem và một trong những vật phẩm mang đến giá trị và những quà tặng được ưu ái nhất. 



Với nhiều mẫu mã đẹp và các hình khắc trên mâm khay đồng tinh xảo tạo ra sản phẩm quà tặng độc đáo, đáp ứng tốt nhất nhu cầu kỷ niệm các sự kiện, chương trình phát triển thương hiệu. Ngoài ra, quà tặng handmade làm từ đồng không ngừng sáng tạo ra những sản phẩm mới. Với độ xinh xắn, tinh xảo, sang trọng và độc đáo để dùng làm quà tặng, quà lưu niệm cho cá nhân, cơ quan đơn vị, cho hội nghị, hội thảo cấp cao.

Quà tặng mười hai con giáp từ đồng thau

Các con vật được làm từ đồng cũng được các nghệ nhân chú ý sáng tạo rất  độc đáo, và đặt tiêu chuẩn, chất lượng làm quà tặng và xuất khẩu. Hiện nay, khách du lịch đang ấn tượng với các loại vật phẩm 12 con giáp. Các các loại chữ Hán cổ - chữ tâm, đức, phúc, lộc, thọ - lại thích hợp làm quà tặng cho các cuộc hội thảo, hội nghị, quà lưu niệm cho gia chủ khi lập nhà mới, khánh thành công ty hay tặng trong dịp đầu xuân năm mới. Đối với du khách, các quà tặng này còn là những kỉ vật linh thiêng, là dấu ấn thể hiện mình đã đi du lịch tới đất nước Việt Nam.   




Như vậy, việc chọn quà tặng handmade được làm từ đồng thau là một trong những lựa chọn tinh tế và mang lại hiệu quả cao. Bạn đã sẵn sàng mua làm quà tặng cho những lễ hội thảo, hội nghị khách hàng, tặng quà cho đối tác, cán bộ lên chức chưa? 


Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

NGÀY CỦA MẸ


Ở Việt Nam, ngày của Mẹ (hay còn gọi là Ngày Hiền mẫu) thường được gắn với ngày 8/3, 20/10 hoặc lễ Vu Lan (rằm tháng 7 âm lịch) để tôn vinh những người mẹ hiền. Gần đây, với sự hòa nhập nền văn hóa chung của thế giới, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã có thêm ngày Chủ nhật thứ hai của tháng 5 là “Ngày của Mẹ” theo như nhiều nước phương Tây.


Năm nay ngày đó rơi vào ngày 13/5. Chỉ còn ít bữa nữa để những đứa con ngoan có thể làm điều gì đó đặc biệt cho mẹ. Bạn đã nghĩ ra món quà nào chưa?

Công ty Dịch Vụ Thiện Chí sẽ giúp các bạn chọn ra những sản phẩm kim hoàn hoàn hảo nhất, để dành tặng cho người mẹ mà bạn yêu thương trong dịp đặc biệt này.

Mời các bạn tìm hiểu thêm tại đây:



RỒNG TRONG THẾ GIỚI TÂM LINH CỦA NGƯỜI VIỆT


Hình ảnh Rồng trong thế giới tâm hồn của người Việt

Con rồng là biểu tượng tâm linh của cả thế giới phương Đông và Phương Tây. Tuy nhiên, đối với người Việt thì Rồng là một con vật linh thiêng, là biểu tượng của mưa thuận, gió hòa và khởi thủy dòng giống…


Con rồng trong khai sinh người Việt

Theo truyền thuyết, người Việt vốn là con Rồng cháu Tiên. Lạc Long Quân là con trai Long Vương, thuộc nòi Rồng, kết hôn với Âu Cơ là thuộc dòng tiên trên núi. Sự kết duyên giữa núi rừng biển, rồng tiên ấy đã sinh ra cái bọc trăm trứng, nở trăm con. Sau đó, 50 con theo cha xuống biển, khai hoang lập ấp ở các vùng đồng bằng. 50 con theo mẹ lên núi, lập nghiệp.

Sự phát sinh đó tạo nên các dòng giống: tộc người Việt và các dân tộc thiểu số ở ở ta hiện nay. Sự liên kết đó hình thành nên nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt là Văn Lang rồi phát triển đến ngày nay.

Do đó, người Việt và các cộng đồng dân tộc Việt đều xem Rồng là biểu tượng tâm linh lớn lao, là sự sinh thành nên mình.

Rồng của người Việt

Còn xét về văn hóa, tập quán, dân tộc Việt sinh sống chủ yếu trên khu vực đồng bằng. Đây là vùng được hình thành từ sự bồi đắp của những con sông lớn với nền văn minh lúa nước phát triển mạnh. Do vậy, người Việt đã phác họa ra hình tượng con Rồng khác biệt với Rồng của các nước khác trên thế giới.

Rồng của người Việt là tượng trưng cho mưa thuận gió hòa cung cấp nước cho nền nông nghiệp trồng lúa, chứ không phải là những con Rồng đáng sợ, phun lửa, hủy diệt … như ở các nước phương Tây.

Theo hình dung của người Việt, Rồng là một con vật thân dài, có vẩy, chân có móng,... được gọi là là giao long, hay thuồng luồng.
nghe kim hoan, nghề kim hoàn, duc gia cong, đúc gia công, duc nu trang, đúc nữ trang, nu trang, nữ trang, thợ bạc, tho bac
Hình tượng Rồng thời Lý
Sự phát triển hình tượng rồng qua các triều đại

Trong thời kỳ phong kiến, Rồng là biểu tượng của vua, chúa, là biểu tượng của sức mạnh, của quyền lực tối cao, cho sự tốt đẹp may mắn và thịnh vượng.
Lý Thái Tổ lúc dời đô ra thành Đại La, thấy Rồng vàng bay lên. Vua cho là điềm may mắn liền đặt tên Đại La là Thăng Long.

Rồng thời Lý có thân dài, 4 chân, mảnh như rắn, có vây lưng, mình uốn khúc mềm mại, uyển chuyển, há miệng vờn viên ngọc quý, từ mũi thoát ra mào rồng có dạng ngọn lửa... Đây là tượng trưng mơ ước của cư dân trồng lúa nước với  khung cảnh mây, nước.

Đến thời Trần, Rồng được bổ sung thêm cặp sừng và đôi tay. Thân rồng mập mạp, nhỏ dần về phía đuôi, nhưng động tác lượn khá thoải mái và dứt khoát, mạnh mẽ với tư thế vươn về phía trước.
Hình tượng Rồng thời Trần
Hình tượng Rồng thời Trần

Rồng thời Lê có sự khác biệt với các triều đại khác. Rồng thời kỳ này được khắc họa với đầu to, bờm lớn ngược ra phía sau, chiếc mào lửa được thay thế bằng chiếc mũi to, thân uốn thành 2 khúc lớn, chân có 5 móng quắp lại trông dữ tợn. Con rồng tượng trưng cho uy quyền của vương triều.

Rồng thời Nguyễn có dáng vẻ uy nghi, tượng trưng cho sức mạnh.
Hình tượng Rồng thời Nguyễn
Hình tượng Rồng thời Nguyễn
Rồng trong đời sống tâm linh

Rồng được cho là biểu trưng của sự mạnh mẽ, hùng tráng, là uy lực bất bại trước kẻ thù. Với tính năng siêu việt, Rồng được người Việt tin là linh vật mang lại điềm lành, sự may mắn, thịnh vượng, sự thông thái. Đồng thời, Rồng còn là sứ giả để gửi gắm những ước vọng trong đời: cầu mưa, cầu phồn thực.

Chính từ đó, từ xa xưa đã xuất hiện nhưng câu chuyện dân gian, cổ tích truyền miệng như: Rồng hút nước biển Đông để tưới vào đất liền; Cá chép vượt vũ môn hóa Rồng; Rồng trừng trị kẻ ác để bảo vệ chúng dân, mang đến cuộc sống phồn vinh….

Trong đời sống người Việt, hình tượng Rồng là một hình tượng không thể thiếu từ việc đặt tên các địa danh ở khắp mọi miền đất nước: cầu Long Biên, đền Long Đỗ, cầu Hàm Rồng, Bến Nhà Rồng,... Các trò chơi dân gian như: múa lân, múa Rồng, múa rối nước … cũng có nhiều tình tiết gắn với con rồng với mong muốn mang lại vận may, hạnh phúc, ấm no.
nghe kim hoan, nghề kim hoàn, duc gia cong, đúc gia công, duc nu trang, đúc nữ trang, nu trang, nữ trang, thợ bạc, tho bac
Sản phẩm nhẫn rồng do công ty TNHH Dịch vụ Nghề kim hoàn Thiện Chí chế tác.
Từ trước đến nay, việc xây dựng cung điện, lăng tẩm, đình chùa, miếu… đều được các nhà địa lý xem xét tới long mạch với những trang trí, chạm trỗ, điêu khắc hình Rồng với sự uy nghiêm, sức mạnh không ai có thể so sánh được.

Trong đời sống ngày nay, người Việt còn có một chút mê tín hóa biểu tượng của Rồng. Chẳng hạn như việc chọn năm Rồng để sinh con, chọn ngày giờ phù hợp sinh con để được quẻ Thuần Rồng,…
Đời sống công nghiệp hiện đại có phần làm mai một hình tượng Rồng. Chỉ có những người hiểu văn hóa mới chú ý gìn giữ sự tôn nghiêm của nó.

Tuy nhiên, chính những giá trị tốt đẹp của Rồng trong tâm thức người Việt đã đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nó. 

nghe kim hoan, nghề kim hoàn, duc gia cong, đúc gia công, duc nu trang, đúc nữ trang, nu trang, nữ trang, thợ bạc, tho bac
Bút con rồng | sản phẩm của công ty TNHH Dịch vụ Nghề kim hoàn Thiện Chí.

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Ý THỨC DÂN TỘC TRONG NGHỀ KIM HOÀN - PHẦN 3


Phần 3: PHÁT TRIỂN CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC TỪ NGHỀ KIM HOÀN  

Vào thời chúa Nguyễn, Triều đình Tây Sơn, Nhà Nguyễn, ý thức dân tộc tự chủ của nước ta phát triển mạnh mẽ đến rực rỡ. Nghề kim hoàn đã dẫn lối cho người Việt xác định cương vực lãnh thổ, mà còn cho thấy sự ngang bằng về quyền lực với Phương Bắc.
Tiếp theo phần 2, bên cạnh sự phát triển phồn thịnh của nghề kim hoàn dân dụng, chủ quyền lãnh thổ của nước ta được phát triển và khẳng định qua từng dấu tích bước đi của nghề vàng bạc.
Khi đã phát triển tương đối ổn định trong đất liền, chúa Nguyễn đã phát triển tìm kiếm sản vật ở ngoài khơi xa. Triều đình lập các đội khai thác, tìm kiếm báu vật ở các vùng biển đảo xa xôi của tổ quốc. Vào thời gian này, các đội tàu tìm kiếm vàng, khoảng sản của Người Việt đã ra xác định chủ quyền ở các đảo, quần đảo như Trường Sa, Hoàng Sa, Thổ Chu, Côn Đảo…
Sách Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn xác định Bãi Cát Vàng là Trường sa thuộc quản lý thuộc về địa phận tỉnh Quảng Ngãi. Đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải ở phía nam, tức quần đảo Trường Sa ngày nay.
Như vậy, sự phát triển của nghề kim hoàn cho chúng ta xác định chủ quyền biển đảo của lãnh thổ. Đây cũng là minh chứng để chúng ta giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển đảo hiện nay.
Trong thời gian này, chúa Nguyễn được Vua Lê – Chúa Trịnh ngăn ảnh hưởng của từ phương Bắc nên có điều kiện học tập khoa học kỹ thuật, phát triển kim hoàn từ Phương Tây. Qua đó, nghề kim hoàn không chỉ làm nữ trang phục vụ trong nước mà còn làm mặt hàng xuất khẩu, khí giới.
Sách lịch sử nghề kim hoàn viết: Về những người thợ kim hoàn được liệt vào binh lính, ăn lương hoặc miễn xâu thuế. Ngoài phục vụ cho nội cung ra, họ còn làm các mặt hàng xuất khẩu, tham gia các ngành nghề đòi hỏi về kỹ thuật tinh xảo và độ chính xác cao như làm cò máy sung, đúc tiền, đúc pháo…
Theo lịch sử nghề kim hoàn, thì vào thời nhà Hồ, nước ta đã sản xuất được trọng pháo từ đồng thau và sắt, làm cho quân Minh xâm lược phải kinh hải. Sau khi xâm chiếm được nước ta, quân Minh bắt hết thợ kim hoàn giỏi nước Nam về Phương Bắc truyền dạy cho họ kỹ thuật đúc pháo (Trong đó có Hồ Nguyên Trưng – con cả của Hồ Quý Ly). Đến vào thời Chúa Nguyễn này, nước ta đã khôi phục lại được nghề và có các thợ kim hoàn giỏi, tự sản xuất vũ khí bảo vệ đất nước.  
Khi nghĩa quân Tây Sơn đánh tan các tập đoàn phong kiến, dẹp quân Thanh thống nhất đất nước, thế lực nhà Tây Sơn rất hùng mạnh. Vua Quang Trung còn nuôi ý định đánh lên phương Bắc. Nhà Tây Sơn có lúc đã tập hợp được 30 vạn quân binh chuẩn bị cho việc đó. Để làm bàn đạp, vua Quang Trung hỏi cưới công chúa nhà Thanh, mượn đất đóng đô. Càn Long nhà Thanh đã đồng ý gã con gái và cắt đất Lưỡng Quảng ( Quảng Đông – Quảng Tây hiện nay) làm sính lễ.
Sự hùng mạnh của Triều Tây Sơn cũng thể hiện của các bảo vật kim hoàn. Khi đi sứ, Triều Tây Sơn có tặng cho nhà Thanh những nữ trang quý. Nhưng đó chỉ là những bảo vật lễ nghi. Còn sứ giả Tây Sơn được tặng lại vàng ngọc còn nhiều và giá trị hơn những thứ đã thứ tặng.
Tuy nhiên, sự nghiệp phát triển đất nước của Vua Quang Trung còn dang dở thì mất đột ngột.
Triều nhà Nguyễn lên thay. Vua Gia Long sai sứ sang Trung Quốc hỏi ý lấy tên nước là Nam Việt. Nam Việt là phần đất quốc gia cổ, trong đó bao gồm Bắc Việt Nam Lưỡng Quảng và khu vực lân cận. Vua quan nhà Thanh lo sợ cho rằng Gia Long cho người sang đòi đất của người Việt cổ, và cũng đã từng hứa cắt Lưỡng Quảng cho Triều Tầy Sơn. Nhà Thanh không thực hiện điều đó và gợi ý đổi ngược tên nước từ Nam Việt thành Việt Nam.
Sự phát triển tự chủ cũng phản ánh qua nghề kim hoàn. Ở nhà Nguyễn, việc giao tiếp sính lễ vàng bạc cũng có qua các lần đi sứ. Nhưng các sứ thần nước Việt cũng được tặng lại tương tự. Việc tặng các sản phẩm vàng ngọc đó chỉ mang ý nghĩa trao đổi quà với nhau giữa các vua hai nước.
Đến đây, chúng ta có thể thấy ý thức dân tộc của người Việt đã phát triển mạnh mẽ. Nghề Kim Hoàn đã minh chứng cho sự phát triển ngang hàng của nước ta với chính quyền phương Bắc.

Ý THỨC DÂN TỘC TRONG NGHỀ KIM HOÀN - PHẦN 2


Từ xa xưa, dân tộc ta luôn bị phong kiến phương Bắc đô hộ, xâm lược. Chúng ta bị cướp, bị buộc cống phẩm nhiều sản vật quý cho các Triều đại Trung Quốc. Trong đó, các công phẩm chủ yếu là các vật phẩm vàng, bạc từ nghề kim hoàn.
Từ tiến trình lịch sử nghề Kim hoàn Việt Nam, cũng nói lên được ý thức dân tộc, chủ quyền của nước ta trong từng thời kỳ lịch sử. Dân ta từ việc phải cống nộp tài sản đến không khuất phục. Và đỉnh cao là học nghề của chính người Hoa truyền bá sâu rộng cho nhân dân cả nước để tự sản xuất.
Phần 2: XÁC ĐỊNH RIÊNG GIÁ TRỊ KIM HOÀN CHO NGƯỜI VIỆT VÀ XUẤT KHẨU RA KHU VỰC
Vào thời Chúa Nguyễn nghề Kim hoàn được ý thức phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nó tạo nền móng cho nhiều mô hình quản lý xã hội Việt Nam hiện nay. Sản phẩm kim hoàn của Việt Nam không chỉ dùng trong nước mà còn xuất khẩu.
Tiếp theo phần 1, song hành với tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh ở phía Bắc dành ý thức dân tộc tự chủ, không lệ thuộc thì tập đoàn chúa Nguyễn ở phía Nam có sự bình yên và phát triển mạnh mẽ.
Các chúa Nguyễn đã cai trị rộng mở và đẩy mạnh phát triển mọi mặt trong đó nghề kim hoàn được chú trọng hàng đầu. Vào thời các Chúa Nguyễn Miền Nam, kinh tế phát triển vững mạnh không ngừng. Theo ghi chép của Lê Quý Đôn thì trước đây, chưa có triều đại nào lại chý ý quan tâm đến nghề kim hoàn như bây giờ.
Đối với nhân dân:
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân tham gia nghề kim hoàn. Thậm chí, nhà chúa còn còn cấp phát tiền công, miễn trừ sưu thuế cho người đi tìm vàng.
Đối với ngành nghề:
Triều đình cử các tướng lĩnh trông coi nghề kim hoàn. Ở các mỏ vàng như Quảng Nam, Thuận Hóa, chính quyền lập các cơ sở lọc, nấu vàng có tên là liêm hộ thuộc.
Ở cấp Trung Ương:
Triều đình lập các “Ty”của nghề kim hoàn (tương đương với các Bộ bay giờ mà đến thời những năm 45 – 75 nước ta vẫn còn dùng từ này, sau đó mới đổi sang Bộ).
 Ngân Tượng ty (Ty thợ bạc) trông coi nghề nấu vàng.
Nội lệnh sử Ty chuyên đi thâu nhận vàng khai thác được trong nhân dân ở các xứ.
Ở kinh thành Thuận Hóa (Huế) còn có xưởng kim hoàn của Triều đình gọi là Nội Kim Tượng Cuộc tức Cục thợ làm vàng (“Cục” tương đương với các cục đường sắt, cục trại giam … nhà nước như hiện nay đang dùng). Nội Kim Tượng Cuộc quy định rõ cân lượng chuẩn xác cho nghề kim hoàn thời đó như: cứ 10 lượng vàng 9 tuổi thì nấu thành 01 thoiVì vậy có thể xem Nội Kim Tượng Cuộc có vai trò như Ngân hàng Trung Ương bây giờ.
Năm 1634, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho xuất sang Nhật 50 cái bát, 50 cái đĩa có phân nửa bằng vàng, phân nửa bằng bạc. Điều đó cho thấy nghề kim hoàn của chúa Nguyễn Phía Nam phát triển mạnh. Nhà chúa không bị cướp bóc, ép đền mạng bằng tượng vàng như tập đoàn Lê Trịnh mà sản xuất ra nhiều, đạt khả năng chất lượng và thẫm mỹ để xuất khẩu.
Qua đó chúng ta có thể thấy rằng, nghề kim hoàn thời này đã đặt nên móng cho một số quy chuẩn thước đó, xây dựng nhiều làng nghề, bộ ngành quản lý riêng của người Việt truyền lại cho thế hệ sau. Nó thể hiện cách nhìn của người Việt, từng bước thực hiện tiêu chuẩn, tên gọi riêng chứ không ảnh hưởng vào nghề kim hoàn của Trung Quốc nữa. 
Còn tiếp...

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Ý THỨC DÂN TỘC TRONG NGHỀ KIM HOÀN - PHẦN 1

Từ xa xưa, dân tộc ta luôn bị phong kiến phương Bắc đô hộ, xâm lược. Chúng ta bị cướp, bị buộc cống phẩm nhiều sản vật quý cho các Triều đại Phương Bắc. Trong đó, các cống phẩm chủ yếu là các vật phẩm vàng, bạc từ nghe kim hoan.

Theo tiến trình lịch sử nghề kim hoàn Việt Nam đã nói lên được ý thức dân tộc, chủ quyền của nước ta trong từng thời kỳ lịch sử. Dân ta từ việc phải cống nộp tài nguyên đến không khuất phục. Và đỉnh cao là học nghe kim hoan của chính người Hoa truyền bá sâu rộng cho nhân dân cả nước để sản xuất và tự chủ. 

nghe kim hoan, nghề kim hoàn, nu trang, nữ trang, tho bac , lang nghe , dan toc viet nam, y thuc dan toc trong nghe kim hoan
Nghề kim hoàn và dân tộc Việt Nam

Phần 1: TỪ CỐNG NẠP LỄ VẬT ĐẾN KHÔNG KHUẤT PHỤC

Từ khi người Việt xuất hiện làm nên các nền văn minh Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo… thì nghề kim hoàn cũng ra đời và phát triển rực rỡ. Ở các triều đại phong kiến, nghe kim hoan cũng được xem trọng phát triển để tạo các đồ trang sức thẩm mỹ, vừa làm các dụng cụ làm đặc trưng dân tộc, bảo vệ lãnh thổ: Như văn minh Đông Sơn đúc Trống Đồng để sinh hoạt lễ hội và hiệu triệu nhân dân đánh giặc… Thời Lý Thái Tổ, vua đã hai lần phát chiếu chi hơn 400 lạng vàng đúc chuông chùa Hưng Thiên, rồi chùa Thăng Nghiêm và Tinh lâu Ngũ Thượng..

Tuy nhiên, từ khi dựng nước đến dành độc lập chủ quyền qua các triều đại thì nước Việt Nam luôn nhỏ bé hơn nước Phương Bắc. Vì vậy, hàng năm hay vài năm chúng ta vẫn phải cử người đi xứ sang cống sản vật, vàng ngọc cho các Triều đình Phương Bắc.

Vào thời Lê Lợi – Nguyễn Trãi kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nghĩa quân đã đánh bao vây quân chiếm đóng, thắng đoàn quân cứu viện và chặt đầu tướng giặc Liễu Thăng ở trận Chi Lăng – Xương Giang. Quân Minh cứu viện rồi quân xâm lược đại bại, phải rút về nước.

Vua Lê Thái Tổ cho đúc “2 tượng người, 1 bằng vàng và một bằng bạc nặng 200 lạng (một thay cho vua, một đền mạng Liễu Thăng ). Lư hương bạc một cỗ, bình cắm hoa bạc 1 đối nặng 300 cân, cùng các sản vật địa phương.” Bởi Liễu Thăng là con vua nhà Minh. Lê Thái Tổ hành động như vậy để giữ lòng giao hảo.

Tuy nhiên một thời gian sau, nước Việt không có ý định phải cống nạp tượng vàng đền mạng cho kẻ xâm lược nên đã trì hoãn. Một thời gian sau, nhà Minh vẫn cho người đòi mạng Liễu Thăng. Lúc này, tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh rất mạnh nên không phục tùng nữa. Việc cống phẩm cùng tiến hành nhưng cho có lệ và không khuất phục.  

Trong nghiêm cứu về Nghề Kim Hoàn của tác giả Vũ Kim Lộc – Phạm Quốc Quân có đoạn ghi: “Về cống phẩm, vào thời kỳ này, nhà Minh lại yêu sách cống người bằng vàng. Năm 1595, vua Lê Thế Tông (1573 – 1599) sai Trịnh Vĩnh Lộc mang lên Lạng Sơn 2 người bằng vàng và bằng bạc cao một thước 2 tấc, nặng 10 cân nhưng không cúi mặt.”  

Việc cống nạp vàng bạc ít hơn, không cúi mặt và chỉ trao ở biên giới cho thấy ý thức dân tộc tự chủ của người Việt.

Chỉ khi nhà Mạc cướp ngôi, muốn lấy lòng nhà Minh làm chỗ dựa, họ phải cho người đêm cống phẩm nhiều hơn, đúc tượng người nặng cân hơn và cuối mặt.

Khi tập đoàn Lê – Trịnh đuổi được quân nhà Mạc lên Cao Bằng và một thời gian sau dẹp nốt thống nhất đất nước phương Bắc, việc cống nạp tượng vàng đền mạng Liễu Thăng cũng không được các Vua Lê, Chúa Trịnh chú ý thực hiện. Nhà Minh mấy lần cho người sang đòi nộp cống. Trạng Quỳnh đã lập kế khiến sứ thần phương Bắc đuối lý, không còn cớ đòi đền mạng Liễu Thăng nữa.

Chiếu theo lịch sử nghề Kim hoàn thì ở chúa Nguyễn đàng trong và các Triều đại tiếp theo, nước ta không bị ép cống lễ vật nữa mà có sự trao đổi công bằng và xuất khẩu sản vật. (Mời các bạn đón đọc ở bài viết tiếp theo.) 

 Nghề kim hoàn(NgheKimHoan.com)