Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Ý THỨC DÂN TỘC TRONG NGHỀ KIM HOÀN - PHẦN 3


Phần 3: PHÁT TRIỂN CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC TỪ NGHỀ KIM HOÀN  

Vào thời chúa Nguyễn, Triều đình Tây Sơn, Nhà Nguyễn, ý thức dân tộc tự chủ của nước ta phát triển mạnh mẽ đến rực rỡ. Nghề kim hoàn đã dẫn lối cho người Việt xác định cương vực lãnh thổ, mà còn cho thấy sự ngang bằng về quyền lực với Phương Bắc.
Tiếp theo phần 2, bên cạnh sự phát triển phồn thịnh của nghề kim hoàn dân dụng, chủ quyền lãnh thổ của nước ta được phát triển và khẳng định qua từng dấu tích bước đi của nghề vàng bạc.
Khi đã phát triển tương đối ổn định trong đất liền, chúa Nguyễn đã phát triển tìm kiếm sản vật ở ngoài khơi xa. Triều đình lập các đội khai thác, tìm kiếm báu vật ở các vùng biển đảo xa xôi của tổ quốc. Vào thời gian này, các đội tàu tìm kiếm vàng, khoảng sản của Người Việt đã ra xác định chủ quyền ở các đảo, quần đảo như Trường Sa, Hoàng Sa, Thổ Chu, Côn Đảo…
Sách Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn xác định Bãi Cát Vàng là Trường sa thuộc quản lý thuộc về địa phận tỉnh Quảng Ngãi. Đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải ở phía nam, tức quần đảo Trường Sa ngày nay.
Như vậy, sự phát triển của nghề kim hoàn cho chúng ta xác định chủ quyền biển đảo của lãnh thổ. Đây cũng là minh chứng để chúng ta giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển đảo hiện nay.
Trong thời gian này, chúa Nguyễn được Vua Lê – Chúa Trịnh ngăn ảnh hưởng của từ phương Bắc nên có điều kiện học tập khoa học kỹ thuật, phát triển kim hoàn từ Phương Tây. Qua đó, nghề kim hoàn không chỉ làm nữ trang phục vụ trong nước mà còn làm mặt hàng xuất khẩu, khí giới.
Sách lịch sử nghề kim hoàn viết: Về những người thợ kim hoàn được liệt vào binh lính, ăn lương hoặc miễn xâu thuế. Ngoài phục vụ cho nội cung ra, họ còn làm các mặt hàng xuất khẩu, tham gia các ngành nghề đòi hỏi về kỹ thuật tinh xảo và độ chính xác cao như làm cò máy sung, đúc tiền, đúc pháo…
Theo lịch sử nghề kim hoàn, thì vào thời nhà Hồ, nước ta đã sản xuất được trọng pháo từ đồng thau và sắt, làm cho quân Minh xâm lược phải kinh hải. Sau khi xâm chiếm được nước ta, quân Minh bắt hết thợ kim hoàn giỏi nước Nam về Phương Bắc truyền dạy cho họ kỹ thuật đúc pháo (Trong đó có Hồ Nguyên Trưng – con cả của Hồ Quý Ly). Đến vào thời Chúa Nguyễn này, nước ta đã khôi phục lại được nghề và có các thợ kim hoàn giỏi, tự sản xuất vũ khí bảo vệ đất nước.  
Khi nghĩa quân Tây Sơn đánh tan các tập đoàn phong kiến, dẹp quân Thanh thống nhất đất nước, thế lực nhà Tây Sơn rất hùng mạnh. Vua Quang Trung còn nuôi ý định đánh lên phương Bắc. Nhà Tây Sơn có lúc đã tập hợp được 30 vạn quân binh chuẩn bị cho việc đó. Để làm bàn đạp, vua Quang Trung hỏi cưới công chúa nhà Thanh, mượn đất đóng đô. Càn Long nhà Thanh đã đồng ý gã con gái và cắt đất Lưỡng Quảng ( Quảng Đông – Quảng Tây hiện nay) làm sính lễ.
Sự hùng mạnh của Triều Tây Sơn cũng thể hiện của các bảo vật kim hoàn. Khi đi sứ, Triều Tây Sơn có tặng cho nhà Thanh những nữ trang quý. Nhưng đó chỉ là những bảo vật lễ nghi. Còn sứ giả Tây Sơn được tặng lại vàng ngọc còn nhiều và giá trị hơn những thứ đã thứ tặng.
Tuy nhiên, sự nghiệp phát triển đất nước của Vua Quang Trung còn dang dở thì mất đột ngột.
Triều nhà Nguyễn lên thay. Vua Gia Long sai sứ sang Trung Quốc hỏi ý lấy tên nước là Nam Việt. Nam Việt là phần đất quốc gia cổ, trong đó bao gồm Bắc Việt Nam Lưỡng Quảng và khu vực lân cận. Vua quan nhà Thanh lo sợ cho rằng Gia Long cho người sang đòi đất của người Việt cổ, và cũng đã từng hứa cắt Lưỡng Quảng cho Triều Tầy Sơn. Nhà Thanh không thực hiện điều đó và gợi ý đổi ngược tên nước từ Nam Việt thành Việt Nam.
Sự phát triển tự chủ cũng phản ánh qua nghề kim hoàn. Ở nhà Nguyễn, việc giao tiếp sính lễ vàng bạc cũng có qua các lần đi sứ. Nhưng các sứ thần nước Việt cũng được tặng lại tương tự. Việc tặng các sản phẩm vàng ngọc đó chỉ mang ý nghĩa trao đổi quà với nhau giữa các vua hai nước.
Đến đây, chúng ta có thể thấy ý thức dân tộc của người Việt đã phát triển mạnh mẽ. Nghề Kim Hoàn đã minh chứng cho sự phát triển ngang hàng của nước ta với chính quyền phương Bắc.

Ý THỨC DÂN TỘC TRONG NGHỀ KIM HOÀN - PHẦN 2


Từ xa xưa, dân tộc ta luôn bị phong kiến phương Bắc đô hộ, xâm lược. Chúng ta bị cướp, bị buộc cống phẩm nhiều sản vật quý cho các Triều đại Trung Quốc. Trong đó, các công phẩm chủ yếu là các vật phẩm vàng, bạc từ nghề kim hoàn.
Từ tiến trình lịch sử nghề Kim hoàn Việt Nam, cũng nói lên được ý thức dân tộc, chủ quyền của nước ta trong từng thời kỳ lịch sử. Dân ta từ việc phải cống nộp tài sản đến không khuất phục. Và đỉnh cao là học nghề của chính người Hoa truyền bá sâu rộng cho nhân dân cả nước để tự sản xuất.
Phần 2: XÁC ĐỊNH RIÊNG GIÁ TRỊ KIM HOÀN CHO NGƯỜI VIỆT VÀ XUẤT KHẨU RA KHU VỰC
Vào thời Chúa Nguyễn nghề Kim hoàn được ý thức phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nó tạo nền móng cho nhiều mô hình quản lý xã hội Việt Nam hiện nay. Sản phẩm kim hoàn của Việt Nam không chỉ dùng trong nước mà còn xuất khẩu.
Tiếp theo phần 1, song hành với tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh ở phía Bắc dành ý thức dân tộc tự chủ, không lệ thuộc thì tập đoàn chúa Nguyễn ở phía Nam có sự bình yên và phát triển mạnh mẽ.
Các chúa Nguyễn đã cai trị rộng mở và đẩy mạnh phát triển mọi mặt trong đó nghề kim hoàn được chú trọng hàng đầu. Vào thời các Chúa Nguyễn Miền Nam, kinh tế phát triển vững mạnh không ngừng. Theo ghi chép của Lê Quý Đôn thì trước đây, chưa có triều đại nào lại chý ý quan tâm đến nghề kim hoàn như bây giờ.
Đối với nhân dân:
Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân tham gia nghề kim hoàn. Thậm chí, nhà chúa còn còn cấp phát tiền công, miễn trừ sưu thuế cho người đi tìm vàng.
Đối với ngành nghề:
Triều đình cử các tướng lĩnh trông coi nghề kim hoàn. Ở các mỏ vàng như Quảng Nam, Thuận Hóa, chính quyền lập các cơ sở lọc, nấu vàng có tên là liêm hộ thuộc.
Ở cấp Trung Ương:
Triều đình lập các “Ty”của nghề kim hoàn (tương đương với các Bộ bay giờ mà đến thời những năm 45 – 75 nước ta vẫn còn dùng từ này, sau đó mới đổi sang Bộ).
 Ngân Tượng ty (Ty thợ bạc) trông coi nghề nấu vàng.
Nội lệnh sử Ty chuyên đi thâu nhận vàng khai thác được trong nhân dân ở các xứ.
Ở kinh thành Thuận Hóa (Huế) còn có xưởng kim hoàn của Triều đình gọi là Nội Kim Tượng Cuộc tức Cục thợ làm vàng (“Cục” tương đương với các cục đường sắt, cục trại giam … nhà nước như hiện nay đang dùng). Nội Kim Tượng Cuộc quy định rõ cân lượng chuẩn xác cho nghề kim hoàn thời đó như: cứ 10 lượng vàng 9 tuổi thì nấu thành 01 thoiVì vậy có thể xem Nội Kim Tượng Cuộc có vai trò như Ngân hàng Trung Ương bây giờ.
Năm 1634, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho xuất sang Nhật 50 cái bát, 50 cái đĩa có phân nửa bằng vàng, phân nửa bằng bạc. Điều đó cho thấy nghề kim hoàn của chúa Nguyễn Phía Nam phát triển mạnh. Nhà chúa không bị cướp bóc, ép đền mạng bằng tượng vàng như tập đoàn Lê Trịnh mà sản xuất ra nhiều, đạt khả năng chất lượng và thẫm mỹ để xuất khẩu.
Qua đó chúng ta có thể thấy rằng, nghề kim hoàn thời này đã đặt nên móng cho một số quy chuẩn thước đó, xây dựng nhiều làng nghề, bộ ngành quản lý riêng của người Việt truyền lại cho thế hệ sau. Nó thể hiện cách nhìn của người Việt, từng bước thực hiện tiêu chuẩn, tên gọi riêng chứ không ảnh hưởng vào nghề kim hoàn của Trung Quốc nữa. 
Còn tiếp...

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

Ý THỨC DÂN TỘC TRONG NGHỀ KIM HOÀN - PHẦN 1

Từ xa xưa, dân tộc ta luôn bị phong kiến phương Bắc đô hộ, xâm lược. Chúng ta bị cướp, bị buộc cống phẩm nhiều sản vật quý cho các Triều đại Phương Bắc. Trong đó, các cống phẩm chủ yếu là các vật phẩm vàng, bạc từ nghe kim hoan.

Theo tiến trình lịch sử nghề kim hoàn Việt Nam đã nói lên được ý thức dân tộc, chủ quyền của nước ta trong từng thời kỳ lịch sử. Dân ta từ việc phải cống nộp tài nguyên đến không khuất phục. Và đỉnh cao là học nghe kim hoan của chính người Hoa truyền bá sâu rộng cho nhân dân cả nước để sản xuất và tự chủ. 

nghe kim hoan, nghề kim hoàn, nu trang, nữ trang, tho bac , lang nghe , dan toc viet nam, y thuc dan toc trong nghe kim hoan
Nghề kim hoàn và dân tộc Việt Nam

Phần 1: TỪ CỐNG NẠP LỄ VẬT ĐẾN KHÔNG KHUẤT PHỤC

Từ khi người Việt xuất hiện làm nên các nền văn minh Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo… thì nghề kim hoàn cũng ra đời và phát triển rực rỡ. Ở các triều đại phong kiến, nghe kim hoan cũng được xem trọng phát triển để tạo các đồ trang sức thẩm mỹ, vừa làm các dụng cụ làm đặc trưng dân tộc, bảo vệ lãnh thổ: Như văn minh Đông Sơn đúc Trống Đồng để sinh hoạt lễ hội và hiệu triệu nhân dân đánh giặc… Thời Lý Thái Tổ, vua đã hai lần phát chiếu chi hơn 400 lạng vàng đúc chuông chùa Hưng Thiên, rồi chùa Thăng Nghiêm và Tinh lâu Ngũ Thượng..

Tuy nhiên, từ khi dựng nước đến dành độc lập chủ quyền qua các triều đại thì nước Việt Nam luôn nhỏ bé hơn nước Phương Bắc. Vì vậy, hàng năm hay vài năm chúng ta vẫn phải cử người đi xứ sang cống sản vật, vàng ngọc cho các Triều đình Phương Bắc.

Vào thời Lê Lợi – Nguyễn Trãi kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nghĩa quân đã đánh bao vây quân chiếm đóng, thắng đoàn quân cứu viện và chặt đầu tướng giặc Liễu Thăng ở trận Chi Lăng – Xương Giang. Quân Minh cứu viện rồi quân xâm lược đại bại, phải rút về nước.

Vua Lê Thái Tổ cho đúc “2 tượng người, 1 bằng vàng và một bằng bạc nặng 200 lạng (một thay cho vua, một đền mạng Liễu Thăng ). Lư hương bạc một cỗ, bình cắm hoa bạc 1 đối nặng 300 cân, cùng các sản vật địa phương.” Bởi Liễu Thăng là con vua nhà Minh. Lê Thái Tổ hành động như vậy để giữ lòng giao hảo.

Tuy nhiên một thời gian sau, nước Việt không có ý định phải cống nạp tượng vàng đền mạng cho kẻ xâm lược nên đã trì hoãn. Một thời gian sau, nhà Minh vẫn cho người đòi mạng Liễu Thăng. Lúc này, tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh rất mạnh nên không phục tùng nữa. Việc cống phẩm cùng tiến hành nhưng cho có lệ và không khuất phục.  

Trong nghiêm cứu về Nghề Kim Hoàn của tác giả Vũ Kim Lộc – Phạm Quốc Quân có đoạn ghi: “Về cống phẩm, vào thời kỳ này, nhà Minh lại yêu sách cống người bằng vàng. Năm 1595, vua Lê Thế Tông (1573 – 1599) sai Trịnh Vĩnh Lộc mang lên Lạng Sơn 2 người bằng vàng và bằng bạc cao một thước 2 tấc, nặng 10 cân nhưng không cúi mặt.”  

Việc cống nạp vàng bạc ít hơn, không cúi mặt và chỉ trao ở biên giới cho thấy ý thức dân tộc tự chủ của người Việt.

Chỉ khi nhà Mạc cướp ngôi, muốn lấy lòng nhà Minh làm chỗ dựa, họ phải cho người đêm cống phẩm nhiều hơn, đúc tượng người nặng cân hơn và cuối mặt.

Khi tập đoàn Lê – Trịnh đuổi được quân nhà Mạc lên Cao Bằng và một thời gian sau dẹp nốt thống nhất đất nước phương Bắc, việc cống nạp tượng vàng đền mạng Liễu Thăng cũng không được các Vua Lê, Chúa Trịnh chú ý thực hiện. Nhà Minh mấy lần cho người sang đòi nộp cống. Trạng Quỳnh đã lập kế khiến sứ thần phương Bắc đuối lý, không còn cớ đòi đền mạng Liễu Thăng nữa.

Chiếu theo lịch sử nghề Kim hoàn thì ở chúa Nguyễn đàng trong và các Triều đại tiếp theo, nước ta không bị ép cống lễ vật nữa mà có sự trao đổi công bằng và xuất khẩu sản vật. (Mời các bạn đón đọc ở bài viết tiếp theo.) 

 Nghề kim hoàn(NgheKimHoan.com)

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Cách làm sạch nữ trang bạc và đồng

Làm sạch định kỳ bằng các loại đầu bóng hoặc làm theo các phương pháp truyền thống để sẽ giữ lại vẻ đẹp của những đồ trang sức này.

Các đồ nữ trang bằng bạc và đồng rất có sức lôi cuốn và hết sức sinh động. Cả hai loại kim loại này đều mềm nên dễ dàng tạo những chi tiết tinh xảo và phát sáng nhưng chúng lại dễ bị oxy hoá và bị xỉn.  
Để làm sạch mà không ảnh hưởng đến vẻ đẹp của đồ trang sức bạn nên làm theo các bước sau:


Bước 1:Rửa đồ trang sức bằng xà phòng và nước trước khi nhúng vào nước bóng. Những vết đen trên đồ trang sức này có thể do bị oxy hoá hoặc có thể là do vết bẩn lâu ngày bởi vậy trước khi nhúng vào nước bóng bạn càng làm sạch chúng càng tốt.

Bước 2:
Đổ một ít nước bóng vào một miếng vải mềm. Sau đó lau nhẹ lên bề mặt của trang sức vào để cho nó tự khô.

Bước 3: 

Với những vết oxy hoá hằn trên bề mặt phẳng bạn có thể lấy bàn chải lông mềm nhúng vào nước bóng rồi cọ sạch. Với những chỗ uốn cong hoặc khe rãnh trên trang sức bạn nên chà mạnh hơn để có thể làm sạch như mong muốn.

Lưu ý:
- Bạn nên dùng bàn chải, tăm để làm sạch những vết chạm khắc trên đồ trang sức trước khi lau nước bóng. Sau khi lau, có thể những vết chạm khắc đó vẫn bị đen, bạn hãy dùng bàn chải mềm chấm vào nước bóng rồi chà lên những chỗ này. Lúc nước bóng đã khô, bạn nên tiếp tục dùng bàn chải chà một lần nữa, chải thật kĩ đến khi nào bạn thấy ưng ý thì thôi.

- Do đồ trang sức cũ rất dễ gãy nên việc làm mới lại chúng rất phức tạp bởi nó dễ hỏng. Lớp bạc hoặc đồng tráng ngoài những đồ trang sức này đã bị mài mòn theo thời gian nên thay vì dùng nước bóng hoá học bạn nên dùng nước sốt cà chua đóng hộp để làm sạch. Nước sốt cà chua đóng hộp có tác dụng tẩy các vết oxy hoá như nước bóng hoá học nhưng ưu điểm là không mài mòn kim loại.

- Đừng quên lau cả mặt sau của đồ trang sức bởi da của bạn cũng gây ra quá trình oxy hoá.

Nghề Kim Hoàn

Lễ hội Giỗ Tổ Nghề Kim Hoàn tại Hội quán Lệ Châu Thành Phố Hồ Chí Minh.

Cứ vào khoảng ngày 07/2 Âm lịch hàng năm, Chùa Lệ Châu lại từng bừng tổ chức Lễ Hội tưởng nhớ tổ nghề Kim hoàn cho hàng ngàn lượt người từ các địa phương, công ty sản xuất,  kinh doanh vàng bạc tham dự.  Hội quán (chùa) Lệ Châu vốn thuộc vùng Chợ Lớn, nay ngự trị tại số 586 Trần Hưng Đạo B, quận 5, TP Hồ Chí Minh.

Mốc son được ghi nhận vào đời vua Minh Mạng thứ 10, cụ Cao Đình Độ được nhà vua sắc phong làm Tổ nghề Kim Hoàn (nghề bạc). Tiếp đó, cụ Cao Đình Hương cũng được vua Thiệu trị thứ 08 sắc phong làm tổ nghề. Hai cụ được thờ phụng tại ngôi chùa thiêng Lệ Châu vùng Chợ Lớn để nhân dân, con cháu đồng môn tưởng nhớ thờ phụng. Sau này, chùa được nâng lên thành Hội quán để những hậu duệ làm nghề kim hoàn, buôn bán, kinh doanh vàng bạc quy tụ về hành lễ tưởng nhớ. 
nghe kim hoan, nghề kim hoàn, duc gia cong, đúc gia công, nu trang,nữ trang, tho bac, thợ bạc
Bảng sắc phong tổ sư kim hoàn

Ngày xưa, Hội Quán Lệ Châu là nơi hội họp quan trọng của những người thợ bạc vùng đất lục tỉnh (6 tỉnh Nam Bộ). Ngày nay, Lệ Châu hội quán đã trở thành nơi để thợ kim hoàn thể hiện lòng biết ơn đối với tổ nghề, là một trong những trung tâm tưởng nhớ kim hoàn tổ lớn nhất cả nước. Chính nơi đây họ còn tìm thấy một sức mạnh tinh thần để có thêm niềm tin đối với bản thân cũng như nghề nghiệp.

Ngày lễ hội chính thức vào ngày 07/2 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên do có rất nhiều đoàn nghề, công ty bạc hành lễ nên tổ chức long trọng hơn thành 03 ngày (05, 06, 07 tháng 2) mới đáp ứng từ các nơi đổ về hành lễ. Trong những ngày diễn ra lễ hội, Lệ Châu hội quán được trang hoàng rực rỡ, nến và hương được thắp từ trong đến ngoài, tạo cho ngày giỗ hết sức trang nghiêm. Hội quán tiếp đón hàng ngàn lượt người tham dự.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, Lệ Châu hội quán được trang hoàng rực rỡ, nến và hương được thắp từ trong đến ngoài, tạo cho ngày giỗ hết sức trang nghiêm.

Mở màn giỗ tổ là nghi thức cúng cầu quốc thái dân an, tuyên đọc sắc phong tổ sư thợ bạc Việt Nam của các vị vua Triều Nguyễn cho người tham dự và người trong nghề hiểu biết xuất xứ của tổ nghề. Lễ hội chính thức chia thành 03 “Viên” (Viên là cách gọi về mỗi phần lễ) theo nghi thức lễ giỗ truyền thống. Khi hành lễ, con cháu nghề Bạc tiến hành theo nghi thức truyền thống, dâng phẩm vật như trà, bánh, trái cây, heo quay… Những thành viên ban quản trị đền thờ trong bộ lễ phục áo dài khăn đóng, đứng trước Bài Vị tổ sư vái lạy. Các trưởng đoàn cũng mặc xiêm y truyền thống và chỉnh tề tế lạy với tấm lòng thành kính, biết ơn người đã có công truyền dạy nghề cho con cháu, giúp ích cho xã hội và mang lại cuộc sống ấm no cho gia đình họ.

Sau khi hành lễ chia lộc cháu con và tổ chức liên hoan ngay tại sân hành lễ.
nghe kim hoan, nghề kim hoàn, duc gia cong, đúc gia công, nu trang,nữ trang, tho bac, thợ bạc
Cúng tổ nghề kim hoàn

Lễ hội không chỉ là dịp tưởng nhớ các vị tổ sư ngành nghề mà còn truyền thức mạnh nghề nghiệp, thực hiện truyền thống “ôn cố tri tân” của của người Việt.
Nghề kim hoàn